Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
thứ năm 27/05/2021 lúc 01:07 CH
Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời
Là cha mẹ, thường ngày bạn không nên nói những lời như thế này:
Khi trẻ cứ bám lấy bạn hỏi hết cái này đến cái kia, bạn cáu kỉnh nói: “Con hỏi gì mà hỏi lắm thế? Tự đi mà nghĩ đi!”.
Khi trẻ không ngoan ngoãn chào hỏi người lớn, có phải bạn thường nói: “Con mà còn không biết lễ phép, từ sau không bao giờ mẹ dẫn con đi chơi nữa!”.
Khi trẻ hào hứng kể về mơ ước của chúng, có phải bạn thường nói: “Đúng là nghĩ vớ nghĩ vẩn, nhìn thành tích học tập của con đi, mau tập trung vào mà học hành!”.
Đối mặt với những đứa trẻ nói dối, bạn thường hùng hổ chất vấn: “Học ở đâu cái thói nói dối hả? Còn dám nói dối nữa là mẹ đánh cho đấy…”.
………..
Nhưng cho dù là bạn nói thế nào, vấn đề đều không thể giải quyết. Kì thực chỉ cần thay đổi cách nói, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Hóa ra nói như vậy, trẻ sẽ chịu nghe lời!
Giáo sư Martin, nhà tâm lí giáo dục của trường đại học Edinburgh từng làm cuộc trắc nghiệm như sau: Ông chia một nhóm trẻ em thành hai tổ (chú ý: phân loại ngẫu nhiên), sau đó nói với giáo viên: tổ A là các cháu học giỏi, thông minh, có phẩm chất tương đối tốt. Nhóm B gồm các cháu chỉ có học lực trung bình, biểu hiện về mọi mặt đều kém hơn các cháu ở tổ A. Giáo viên tìm hiểu được tình hình liền tiến hành giáo dục các cháu theo chương trình mà giáo sư Martin yêu cầu. Sau một học kì, thành tích học tập của các cháu ở tổ A xuất sắc hơn hẳn các cháu ở tổ B. Về sau ông lại tiến hành thử nghiệm nhiều lần nữa, nhưng kết quả vẫn như vậy, điều đó chứng tỏ đây chính là sức mạnh của sự ám thị.
Ám thị là sự ảnh hưởng đến hành vi hoặc tâm lí của con người bằng hình thức gián tiếp, hàm ý trong điều kiện không đối kháng, từ đó khiến cho con người hành động hoặc chấp nhận một ý kiến nhất định theo phương pháp của người khác đặt ra, khiến cho hành vi, tư tưởng của đối tượng được ám thị phù hợp với tiêu chí của người đưa ra ám thị. Ám thị có liên hệ mật thiết với giáo dục, bởi vì ám thị ảnh hưởng đến sự thay đổi tâm lí và hành vi của con người, mà giáo dục lại chính là hoạt động rèn đúc tâm lí con người một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong các gia đình hiện nay, con cái đều trở thành các “công chúa”, các “công tử”, là trung tâm vũ trụ, rất ngang ngược và hống hách, thích làm theo ý của mình, khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Nhưng chỉ dựa vào những bài thuyết giáo suông, khô cứng thì khó mà đạt được kết quả mong muốn. Nếu có thể sử dụng phương pháp ám thị một cách thích hợp để giáo dục trẻ thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.
Là cha mẹ, thường ngày bạn không nên nói những lời như thế này:
Khi trẻ cứ bám lấy bạn hỏi hết cái này đến cái kia, bạn cáu kỉnh nói: “Con hỏi gì mà hỏi lắm thế? Tự đi mà nghĩ đi!”.
Khi trẻ không ngoan ngoãn chào hỏi người lớn, có phải bạn thường nói: “Con mà còn không biết lễ phép, từ sau không bao giờ mẹ dẫn con đi chơi nữa!”.
Khi trẻ hào hứng kể về mơ ước của chúng, có phải bạn thường nói: “Đúng là nghĩ vớ nghĩ vẩn, nhìn thành tích học tập của con đi, mau tập trung vào mà học hành!”.
Đối mặt với những đứa trẻ nói dối, bạn thường hùng hổ chất vấn: “Học ở đâu cái thói nói dối hả? Còn dám nói dối nữa là mẹ đánh cho đấy…”.
………..
Nhưng cho dù là bạn nói thế nào, vấn đề đều không thể giải quyết. Kì thực chỉ cần thay đổi cách nói, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Hóa ra nói như vậy, trẻ sẽ chịu nghe lời!
Giáo sư Martin, nhà tâm lí giáo dục của trường đại học Edinburgh từng làm cuộc trắc nghiệm như sau: Ông chia một nhóm trẻ em thành hai tổ (chú ý: phân loại ngẫu nhiên), sau đó nói với giáo viên: tổ A là các cháu học giỏi, thông minh, có phẩm chất tương đối tốt. Nhóm B gồm các cháu chỉ có học lực trung bình, biểu hiện về mọi mặt đều kém hơn các cháu ở tổ A. Giáo viên tìm hiểu được tình hình liền tiến hành giáo dục các cháu theo chương trình mà giáo sư Martin yêu cầu. Sau một học kì, thành tích học tập của các cháu ở tổ A xuất sắc hơn hẳn các cháu ở tổ B. Về sau ông lại tiến hành thử nghiệm nhiều lần nữa, nhưng kết quả vẫn như vậy, điều đó chứng tỏ đây chính là sức mạnh của sự ám thị.
Ám thị là sự ảnh hưởng đến hành vi hoặc tâm lí của con người bằng hình thức gián tiếp, hàm ý trong điều kiện không đối kháng, từ đó khiến cho con người hành động hoặc chấp nhận một ý kiến nhất định theo phương pháp của người khác đặt ra, khiến cho hành vi, tư tưởng của đối tượng được ám thị phù hợp với tiêu chí của người đưa ra ám thị. Ám thị có liên hệ mật thiết với giáo dục, bởi vì ám thị ảnh hưởng đến sự thay đổi tâm lí và hành vi của con người, mà giáo dục lại chính là hoạt động rèn đúc tâm lí con người một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong các gia đình hiện nay, con cái đều trở thành các “công chúa”, các “công tử”, là trung tâm vũ trụ, rất ngang ngược và hống hách, thích làm theo ý của mình, khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Nhưng chỉ dựa vào những bài thuyết giáo suông, khô cứng thì khó mà đạt được kết quả mong muốn. Nếu có thể sử dụng phương pháp ám thị một cách thích hợp để giáo dục trẻ thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.