Sách - Danh Tác Việt Nam - Việc Làng
205 Đánh Giá
385 Đã Bán
55
22.000 đ
Quận Đống Đa, Hà Nội
thứ sáu 14/05/2021 lúc 06:00 CH
Việc Làng
Ngô Tất Tố để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại, tiêu biểu như các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940), các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940).
Trong tập phóng sự Việc làng, làng Việt Nam cổ xưa đã biến thành một triều đình phong kiến thu nhỏ, lợi dụng sự mê tín của dân chúng, thực dân phong kiến đã giở mọi trò lừa bịp nhằm thực hiện chính sách ngu dân, bóc lột.
"Thế mà hết đời này sang đời khác người ta vẫn nhẫn tâm bắt dân đeo cái xích sắt ấy mà lại muốn cho dân cường nước thịnh thì cũng lạ thay!" (trích Cứ để cho nó chết). "Hủ tục không phải là thứ thiên kinh địa nghĩa, nó vẫn có thể thay đổi. Vậy mà nó vẫn được coi như vị thần thiêng, không ai dám động đến nó... Lạ thay!" (trích Lớp người bị bỏ sót).
Phóng sự việc làng chứa đựng một khối lượng kiến thức sâu rộng, được ghi lại rất cụ thể, rành mạch, đã lôi cuốn bạn đọc đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác rất chi tiết về bộ mặt nông thôn với hàng loạt phong tục, hủ tục diễn ra liên miên dai dẳng trong đời sống và xã hội dân quê cách đây non một thế kỷ.
Chuyện ăn uống chốn đình trung được khai thác ở rất nhiều khía cạnh, góc độ tưởng như để tố cáo, lên án những hủ tục “quái gỡ”, “mọi rợ”, đẩy người dân vào cảnh điêu đứng, khốn cùng, nợ nần, thậm chí có người phải thắt cổ tự tử cũng chỉ vì miếng ăn cho làng. Nhưng không, phải nhìn cho thấu “làng” ở đây đâu phải để nói tới những người dân làng nói chung, những kẻ khốn cùng mà là để vạch mặt những kẻ đặt ra và duy trì những hủ tục ấy, dựa vào nó để kiếm lợi, củng cố quyền lực trên mồ hôi nước mắt, thậm chí cả xương máu của dân đen, con đỏ… Hiểu như thế mới thấy được tác dụng của thiên phóng sự này. Bằng tấm lòng “vị tha” rất phương Đông, Ngô Tất Tố nhìn vào hiện thực mà lên án nạn thịt xôi ở chốn “cửa Khổng sân Trình”, phê phán tâm lý hiếu danh, tiêu cực của người dân làng xã nhưng không xem đó là bản chất của họ. Đấu tranh cho con người, Ngô Tất Tố không chỉ biết vạch ra, phê phán mà còn thông cảm với họ, nếu có điều kiện thì đề cao họ và trực tiếp vạch mặt những kẻ gây ra khổ cảnh của họ.
Công ty phát hành Trí Việt
Tác giả Ngô Tất Tố
Kích thước 13.5 x 20.5 cm
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Học
Năm xuất bản: 2018
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 148
Ngô Tất Tố để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại, tiêu biểu như các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940), các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940).
Trong tập phóng sự Việc làng, làng Việt Nam cổ xưa đã biến thành một triều đình phong kiến thu nhỏ, lợi dụng sự mê tín của dân chúng, thực dân phong kiến đã giở mọi trò lừa bịp nhằm thực hiện chính sách ngu dân, bóc lột.
"Thế mà hết đời này sang đời khác người ta vẫn nhẫn tâm bắt dân đeo cái xích sắt ấy mà lại muốn cho dân cường nước thịnh thì cũng lạ thay!" (trích Cứ để cho nó chết). "Hủ tục không phải là thứ thiên kinh địa nghĩa, nó vẫn có thể thay đổi. Vậy mà nó vẫn được coi như vị thần thiêng, không ai dám động đến nó... Lạ thay!" (trích Lớp người bị bỏ sót).
Phóng sự việc làng chứa đựng một khối lượng kiến thức sâu rộng, được ghi lại rất cụ thể, rành mạch, đã lôi cuốn bạn đọc đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác rất chi tiết về bộ mặt nông thôn với hàng loạt phong tục, hủ tục diễn ra liên miên dai dẳng trong đời sống và xã hội dân quê cách đây non một thế kỷ.
Chuyện ăn uống chốn đình trung được khai thác ở rất nhiều khía cạnh, góc độ tưởng như để tố cáo, lên án những hủ tục “quái gỡ”, “mọi rợ”, đẩy người dân vào cảnh điêu đứng, khốn cùng, nợ nần, thậm chí có người phải thắt cổ tự tử cũng chỉ vì miếng ăn cho làng. Nhưng không, phải nhìn cho thấu “làng” ở đây đâu phải để nói tới những người dân làng nói chung, những kẻ khốn cùng mà là để vạch mặt những kẻ đặt ra và duy trì những hủ tục ấy, dựa vào nó để kiếm lợi, củng cố quyền lực trên mồ hôi nước mắt, thậm chí cả xương máu của dân đen, con đỏ… Hiểu như thế mới thấy được tác dụng của thiên phóng sự này. Bằng tấm lòng “vị tha” rất phương Đông, Ngô Tất Tố nhìn vào hiện thực mà lên án nạn thịt xôi ở chốn “cửa Khổng sân Trình”, phê phán tâm lý hiếu danh, tiêu cực của người dân làng xã nhưng không xem đó là bản chất của họ. Đấu tranh cho con người, Ngô Tất Tố không chỉ biết vạch ra, phê phán mà còn thông cảm với họ, nếu có điều kiện thì đề cao họ và trực tiếp vạch mặt những kẻ gây ra khổ cảnh của họ.
Công ty phát hành Trí Việt
Tác giả Ngô Tất Tố
Kích thước 13.5 x 20.5 cm
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Học
Năm xuất bản: 2018
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 148