Sách - Hội hè lễ tết của người Việt (TB 2020) ( Nhã Nam )
2 Đánh Giá
7 Đã Bán
102
108.000 đ
Quận Đống Đa, Hà Nội
thứ hai 02/10/2023 lúc 08:14 CH
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
Dịch giả: Đỗ Trọng Quang , Trần Đỉnh
Nhà xuất bản: Thế Giới
Số trang: 424
Kích thước: 15 x 24 cm
Ngày phát hành: 06-2020
Cuốn sách tập hợp những tiểu luận nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về lễ-tết-hội, về tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt trong xã hội truyền thống. Viết bằng tiếng Pháp, những tiểu luận này, trước hết, là cách trò chuyện thú vị và hấp dẫn giữa một người trí thức bản địa với những độc giả, nhà nghiên cứu Pháp, những người cũng đang mong muốn và thậm chí, tham vọng tìm hiểu Việt Nam một cách kĩ càng. Thông qua cách trò chuyện mang tính hàn lâm đó, Nguyễn Văn Huyên còn tiến đến những vỡ lẽ nhận thức mà ngày nay chúng ta càng thấm thía hơn: chính sự đa dạng và khác biệt văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng mới thực sự làm nên giá trị bền vững chứ không phải là hơn - kém hay ít - nhiều.
Cuốn sách sẽ cho ta trở lại đắm mình trong không khí của Tết Nguyên đán; Tết Thanh Minh; Tết Đoan Ngọ; Tết Trung thu…, cho ta hình dung rõ ràng và như được tham dự Lễ hội phù Đổng. Những điều đặc biệt khác, như tục thờ cúng thần tiên, sự có mặt khắp chốn của thành hoàng làng, các húy kị sinh và tử, sự phong nhiêu của thần tiên gốc Việt…, cũng sẽ được tác giả mô tả, phân tích hết sức sinh động, tinh tế và khoa học.
Bởi luôn lắng nghe và suy tư về cỗi gốc dân tộc mình nên những trang viết của Nguyễn Văn Huyên, sau hơn bảy mươi năm, vẫn có thể mời gọi mọi độc giả Việt hôm nay cùng đọc lại, nghĩ suy và tiếp nối hành trình đối thoại, thông hiểu lẫn nhau.
Dịch giả: Đỗ Trọng Quang , Trần Đỉnh
Nhà xuất bản: Thế Giới
Số trang: 424
Kích thước: 15 x 24 cm
Ngày phát hành: 06-2020
Cuốn sách tập hợp những tiểu luận nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về lễ-tết-hội, về tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt trong xã hội truyền thống. Viết bằng tiếng Pháp, những tiểu luận này, trước hết, là cách trò chuyện thú vị và hấp dẫn giữa một người trí thức bản địa với những độc giả, nhà nghiên cứu Pháp, những người cũng đang mong muốn và thậm chí, tham vọng tìm hiểu Việt Nam một cách kĩ càng. Thông qua cách trò chuyện mang tính hàn lâm đó, Nguyễn Văn Huyên còn tiến đến những vỡ lẽ nhận thức mà ngày nay chúng ta càng thấm thía hơn: chính sự đa dạng và khác biệt văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng mới thực sự làm nên giá trị bền vững chứ không phải là hơn - kém hay ít - nhiều.
Cuốn sách sẽ cho ta trở lại đắm mình trong không khí của Tết Nguyên đán; Tết Thanh Minh; Tết Đoan Ngọ; Tết Trung thu…, cho ta hình dung rõ ràng và như được tham dự Lễ hội phù Đổng. Những điều đặc biệt khác, như tục thờ cúng thần tiên, sự có mặt khắp chốn của thành hoàng làng, các húy kị sinh và tử, sự phong nhiêu của thần tiên gốc Việt…, cũng sẽ được tác giả mô tả, phân tích hết sức sinh động, tinh tế và khoa học.
Bởi luôn lắng nghe và suy tư về cỗi gốc dân tộc mình nên những trang viết của Nguyễn Văn Huyên, sau hơn bảy mươi năm, vẫn có thể mời gọi mọi độc giả Việt hôm nay cùng đọc lại, nghĩ suy và tiếp nối hành trình đối thoại, thông hiểu lẫn nhau.