Sách - Kinh Lương Hoàng Sám ( Bìa Da )
61 Đánh Giá
245 Đã Bán
83
98.000 đ
Quận Lê Chân, Hải Phòng
thứ bảy 22/07/2023 lúc 08:15 CH
Sách - Kinh Lương Hoàng Sám
Công ty phát hành : Công ty TNHH TM&DV Văn Hóa Hương Trang
Tác Giả: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam- Dịch Giả : HT Thích Viên Giác
Bìa: Da
Kích Thước: 15.5x23.5 cm
Nhà Xuất bản: Tôn Giáo
Số Trang: 553
Năm Xuất Bản: 2021
Theo lời tựa trong chánh văn thì bộ Lương Hoàng Sám này do Hòa thượng Chí Công biên tập từ đời Vua Lương Võ Đế bên Tầu.
Nguyên Vua Lương Võ Đế, có một bà Hoàng hậu yêu quý nhất tên là Hy Thị. Vì được vua yêu quý nên lòng đố kỵ của bà ngày càng lên cao; Hy Thị ganh tị các cung phi, độc ác với mọi người và hủy báng Tam Bảo. Trong Triều ngoài Quận ai cũng biết Bà Hy Thị là một “quái phi”.
Sau bà nhuốm bệnh nặng, các lương y đều thúc thủ, bà phải từ trần. Một hôm vào lúc đêm khuya, đang ngồi trong cung tịch mịch. Vua Lương Võ Đế nghe tiếng người kêu van thảm thiết.
Dưới ánh đèn mờ, Vua Lương Võ Đế lạnh cả người, muốn chạy trốn, nhưng không được. Vua bèn lên tiếng hỏi: “Ngươi là ai mà đêm khuya thanh vắng nghiêm mật thế này lại vào đây được?” – Hoàng đế ơi! Thiếp đây chính là Hy Thị. Vì quá độc ác nên chết rồi thiếp phải đọa làm rắn mãn xà. Ngày đêm đau khổ, thân thể tanh hôi, vi vẩy đều bị sâu trùng rúc rỉa nhức nhối không thể chịu được.
Nhớ lại tình cầm sắc xưa kia nên thiếp đến đây mong nhờ Hoàng đế tìm phương cứu thiếp. Nói rồi biến mất. Nghe xong, Vua Lương Võ Đế như thoát cơn ác mộng và lòng đau như dao cắt! Ngày mai khi lâm Triều, Vua kể lại chuyện ấy cho bá quan nghe để tìm phương cứu vớt Hy Thị.
Trong số các quan có người đề nghị: Xin cung thỉnh Hòa thượng Chí Công lo việc này. Vua lương Võ Đế chấp thuận.Hòa thượng Chí Công là một cao tăng đắc đạo đương thời. Thể theo lời thỉnh cầu của nhà Vua, ngài liền triệu tập cácdanh tăng soạn ra Sám Pháp này và lập Đàn tràng làm lễ sám hối cho Hoàng hậu Hy Thị.
Nhà Vua chí tâm, thân hành lễ bái. Vài hôm đầu, người ta nghe có mùi hương lạ thơm nức, ngào ngạt khắp cả đạo tràng.
Lễ tụng đến quyển thứ năm, ngay tại chỗ, trên không trung, Vua Lương Võ Đế nghe có tiếng của Hy Thị. Bà hiện thânthiên nữ đẹp đẽ, nói tiếng ngưởi, tỏ lòng cám ơn Hòa thượng Hoàng đế.
Hy Thị cho biết bà đã thoát nạn và đã sanh lên Đao Lợi Thiên Cung, nhờ công đức sám hối.
Từ đó Sám Pháp này được truyền tụng khắp nơi, rất thạnh hành.
Bản chánh bằng Hán văn trọn bộ 10 quyển. Danh hiệu Phật và lời sám đều rút trong Tam Tạng Thánh giáo Đại thừa.
Năm 1948 – 1950, Bồ tát giới Tuệ Nhuận và một số đạo hữu khá đông ở Bắc việt đã dịch âm ra Việt văn, thành 2 tập.
Năm 1952, lúc còn tu học ở Phật học viện Báo quốc Huế, tôi bắt đầu dịch nghĩa bộ này ra tiếng Việt, đến nay mới đủ cơ duyên xuất bản.
Tôi nguyện xin nhờ công đức phiên dịch này, hầu mong đền đáp lại bốn ơn muôn một và cứu giúp muôn loài phần nào.
Tôi nguyện xin nhờ công đức phiên dịch này, hầu mong giúp hàng sơ cơ một phương pháp tu hành giản dị để cải ác tùng thiện, để đi Tây phương về Lạc Quốc.
Tôi nguyện xin nhờ công đức phiên dịch này làm cho người tu hành ngày càng tinh tiến, nghiệp chướng chóng tiêu trừ,thân tâm thường an lạc và sở cầu được như nguyện.
Tôi cũng xin cầu nguyện cho tất cả người thấy, người nghe, người hủy báng, người tùy hỷ, đều được lợi lạc, thoát khổ não, và nguyện xin cho tất cả chúng sanh xả ly tà kiến, biết sám hối.
Công ty phát hành : Công ty TNHH TM&DV Văn Hóa Hương Trang
Tác Giả: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam- Dịch Giả : HT Thích Viên Giác
Bìa: Da
Kích Thước: 15.5x23.5 cm
Nhà Xuất bản: Tôn Giáo
Số Trang: 553
Năm Xuất Bản: 2021
Theo lời tựa trong chánh văn thì bộ Lương Hoàng Sám này do Hòa thượng Chí Công biên tập từ đời Vua Lương Võ Đế bên Tầu.
Nguyên Vua Lương Võ Đế, có một bà Hoàng hậu yêu quý nhất tên là Hy Thị. Vì được vua yêu quý nên lòng đố kỵ của bà ngày càng lên cao; Hy Thị ganh tị các cung phi, độc ác với mọi người và hủy báng Tam Bảo. Trong Triều ngoài Quận ai cũng biết Bà Hy Thị là một “quái phi”.
Sau bà nhuốm bệnh nặng, các lương y đều thúc thủ, bà phải từ trần. Một hôm vào lúc đêm khuya, đang ngồi trong cung tịch mịch. Vua Lương Võ Đế nghe tiếng người kêu van thảm thiết.
Dưới ánh đèn mờ, Vua Lương Võ Đế lạnh cả người, muốn chạy trốn, nhưng không được. Vua bèn lên tiếng hỏi: “Ngươi là ai mà đêm khuya thanh vắng nghiêm mật thế này lại vào đây được?” – Hoàng đế ơi! Thiếp đây chính là Hy Thị. Vì quá độc ác nên chết rồi thiếp phải đọa làm rắn mãn xà. Ngày đêm đau khổ, thân thể tanh hôi, vi vẩy đều bị sâu trùng rúc rỉa nhức nhối không thể chịu được.
Nhớ lại tình cầm sắc xưa kia nên thiếp đến đây mong nhờ Hoàng đế tìm phương cứu thiếp. Nói rồi biến mất. Nghe xong, Vua Lương Võ Đế như thoát cơn ác mộng và lòng đau như dao cắt! Ngày mai khi lâm Triều, Vua kể lại chuyện ấy cho bá quan nghe để tìm phương cứu vớt Hy Thị.
Trong số các quan có người đề nghị: Xin cung thỉnh Hòa thượng Chí Công lo việc này. Vua lương Võ Đế chấp thuận.Hòa thượng Chí Công là một cao tăng đắc đạo đương thời. Thể theo lời thỉnh cầu của nhà Vua, ngài liền triệu tập cácdanh tăng soạn ra Sám Pháp này và lập Đàn tràng làm lễ sám hối cho Hoàng hậu Hy Thị.
Nhà Vua chí tâm, thân hành lễ bái. Vài hôm đầu, người ta nghe có mùi hương lạ thơm nức, ngào ngạt khắp cả đạo tràng.
Lễ tụng đến quyển thứ năm, ngay tại chỗ, trên không trung, Vua Lương Võ Đế nghe có tiếng của Hy Thị. Bà hiện thânthiên nữ đẹp đẽ, nói tiếng ngưởi, tỏ lòng cám ơn Hòa thượng Hoàng đế.
Hy Thị cho biết bà đã thoát nạn và đã sanh lên Đao Lợi Thiên Cung, nhờ công đức sám hối.
Từ đó Sám Pháp này được truyền tụng khắp nơi, rất thạnh hành.
Bản chánh bằng Hán văn trọn bộ 10 quyển. Danh hiệu Phật và lời sám đều rút trong Tam Tạng Thánh giáo Đại thừa.
Năm 1948 – 1950, Bồ tát giới Tuệ Nhuận và một số đạo hữu khá đông ở Bắc việt đã dịch âm ra Việt văn, thành 2 tập.
Năm 1952, lúc còn tu học ở Phật học viện Báo quốc Huế, tôi bắt đầu dịch nghĩa bộ này ra tiếng Việt, đến nay mới đủ cơ duyên xuất bản.
Tôi nguyện xin nhờ công đức phiên dịch này, hầu mong đền đáp lại bốn ơn muôn một và cứu giúp muôn loài phần nào.
Tôi nguyện xin nhờ công đức phiên dịch này, hầu mong giúp hàng sơ cơ một phương pháp tu hành giản dị để cải ác tùng thiện, để đi Tây phương về Lạc Quốc.
Tôi nguyện xin nhờ công đức phiên dịch này làm cho người tu hành ngày càng tinh tiến, nghiệp chướng chóng tiêu trừ,thân tâm thường an lạc và sở cầu được như nguyện.
Tôi cũng xin cầu nguyện cho tất cả người thấy, người nghe, người hủy báng, người tùy hỷ, đều được lợi lạc, thoát khổ não, và nguyện xin cho tất cả chúng sanh xả ly tà kiến, biết sám hối.