Sách - Sự Hình Thành Tinh Thần Khoa Học - 3065788547007
1 Đánh Giá
2 Đã Bán
36
104.000 đ
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
thứ tư 26/05/2021 lúc 11:16 CH
Giới thiệu sách
- Tác giả: Gaston Bachelard
-Nhà xuất: bản Nhà Xuất Bản Tri Thức
-Dịch Giả: Hà Dương Tuấn
-Loại bìa: Bìa mềm
-Số trang: 468 trang
Sự Hình Thành Tinh Thần Khoa Học
Tác phẩm này được xuất bản năm 1938, bốn năm sau "Tinh thần khoa học mới", trong đó Bachelard nhằm "nắm bắt tinh thần khoa học đương đại trong biện chứng của nó". Với quan điểm là triết học phải rút ra những kết luận từ khoa học tự nhiên chứ không phải ngược lại, những tư duy của ông khởi đi từ những thành tựu khoa học có tính cách mạng của đầu thế kỷ 20: hình học phi Euclide, toán học xác suất, thuyết tương đối và thuyết lượng tử... để đề nghị một phương pháp luận "phi Descartes"... Những điều này, có thể nói là về mặt sáng của tinh thần khoa học đương đại, hiện nay đã được phổ biến nhiều, nên người dịch nhận thấy có lẽ việc dịch Sự hình thành tinh thần khoa học, nói về vùng tối mà tư duy khoa học đã phải vượt qua, có lẽ mang lại nhiều điểm mới và có ích hơn để phục vụ bạn đọc Việt Nam ngày nay. Tác phẩm này chỉ nói về việc thành hình tư duy khoa học cổ điển, nói chính xác hơn là về những chướng ngại của tư duy tiền khoa học trong thế kỷ 18 về trước, mà nó đã vượt qua.
Sách có 12 chương thì ngoài hai chương mở đầu và kết luận, Bachelard dành 10 chương cho 10 chướng ngại nhận thức khác nhau. Để tìm ra những chướng ngại đó và tìm hiểu qua cơ chế nào đã tác động đến việc nghiên cứu khoa học, Bachelard đã dựa trên sự phân tích một thư tịch đồ sộ của các tác giả tiền khoa học, và ngay cả của những nhà khoa học tiên phong lớn như Buffon, Descartes, Franklin, Lavoisier, Volta... trong chừng mực mà tư duy khoa học của họ vẫn chưa thoát ra hẳn khỏi những chướng ngại. Chính vì thế, qua đó người đọc cũng khám phá những nét rất thú vị của tư tưởng tiền khoa học tại Âu Tây, những nét này không khỏi khêu gợi sự liên tưởng về các dấu vết hiện nay vẫn còn nằm sâu trong nền văn hoá này; cũng không kém thú vị khi người ta nghĩ đến những tương đồng với nhiều nét của tư duy Á Đông, có tính tiền khoa học khá rõ rệt. Phân tích của Bachelard sử dụng công cụ lý luận của phân tâm học, phân tâm luận của Bachelard mở rộng phân tâm luận của Freud theo nghĩa Freud chỉ nghiên cứu phân tích tâm lý trong quan hệ giữa người với người, Bachelard đem những phuơng pháp phân tâm luận áp dụng cho quan hệ giữa người và tự nhiên.
Ngoại trừ những trường hợp đơn lẻ, hai thí dụ được Bachelard tập trung mổ xẻ là ngành giả kim - hoá học, và sự phát triển của điện học.
- Tác giả: Gaston Bachelard
-Nhà xuất: bản Nhà Xuất Bản Tri Thức
-Dịch Giả: Hà Dương Tuấn
-Loại bìa: Bìa mềm
-Số trang: 468 trang
Sự Hình Thành Tinh Thần Khoa Học
Tác phẩm này được xuất bản năm 1938, bốn năm sau "Tinh thần khoa học mới", trong đó Bachelard nhằm "nắm bắt tinh thần khoa học đương đại trong biện chứng của nó". Với quan điểm là triết học phải rút ra những kết luận từ khoa học tự nhiên chứ không phải ngược lại, những tư duy của ông khởi đi từ những thành tựu khoa học có tính cách mạng của đầu thế kỷ 20: hình học phi Euclide, toán học xác suất, thuyết tương đối và thuyết lượng tử... để đề nghị một phương pháp luận "phi Descartes"... Những điều này, có thể nói là về mặt sáng của tinh thần khoa học đương đại, hiện nay đã được phổ biến nhiều, nên người dịch nhận thấy có lẽ việc dịch Sự hình thành tinh thần khoa học, nói về vùng tối mà tư duy khoa học đã phải vượt qua, có lẽ mang lại nhiều điểm mới và có ích hơn để phục vụ bạn đọc Việt Nam ngày nay. Tác phẩm này chỉ nói về việc thành hình tư duy khoa học cổ điển, nói chính xác hơn là về những chướng ngại của tư duy tiền khoa học trong thế kỷ 18 về trước, mà nó đã vượt qua.
Sách có 12 chương thì ngoài hai chương mở đầu và kết luận, Bachelard dành 10 chương cho 10 chướng ngại nhận thức khác nhau. Để tìm ra những chướng ngại đó và tìm hiểu qua cơ chế nào đã tác động đến việc nghiên cứu khoa học, Bachelard đã dựa trên sự phân tích một thư tịch đồ sộ của các tác giả tiền khoa học, và ngay cả của những nhà khoa học tiên phong lớn như Buffon, Descartes, Franklin, Lavoisier, Volta... trong chừng mực mà tư duy khoa học của họ vẫn chưa thoát ra hẳn khỏi những chướng ngại. Chính vì thế, qua đó người đọc cũng khám phá những nét rất thú vị của tư tưởng tiền khoa học tại Âu Tây, những nét này không khỏi khêu gợi sự liên tưởng về các dấu vết hiện nay vẫn còn nằm sâu trong nền văn hoá này; cũng không kém thú vị khi người ta nghĩ đến những tương đồng với nhiều nét của tư duy Á Đông, có tính tiền khoa học khá rõ rệt. Phân tích của Bachelard sử dụng công cụ lý luận của phân tâm học, phân tâm luận của Bachelard mở rộng phân tâm luận của Freud theo nghĩa Freud chỉ nghiên cứu phân tích tâm lý trong quan hệ giữa người với người, Bachelard đem những phuơng pháp phân tâm luận áp dụng cho quan hệ giữa người và tự nhiên.
Ngoại trừ những trường hợp đơn lẻ, hai thí dụ được Bachelard tập trung mổ xẻ là ngành giả kim - hoá học, và sự phát triển của điện học.