Sách - Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Đời Người
30 Đánh Giá
88 Đã Bán
98
16.000 đ
Thành Phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
thứ bảy 22/07/2023 lúc 08:18 CH
Thông tin chi tiết sách: Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Đời Người
✩ Tên Nhà Phát Hành: Nhà Sách Phật Giáo Thanh Duy
✩ Tác giả: HT Tịnh Không
✩ Nhà xuất bản: NXB Tôn Giáo
✩ Kích thước: 14.5 x 20.5cm
✩ Hình thức: Bìa mềm
✩ Số trang: >50 trang
✩ Năm XB: 2022
Con người vốn do tâm thức và thể xác hòa hợp thành, tâm thức không biến hoại nhưng thể xác thì biến hoại tuân theo quy luật sanh lão bệnh tử. Mỗi khi tâm thức rời khỏi thể xác hơi thở không còn hơi ấm tiêu tan đời sống chấm dứt gọi là chết, sự thật thể xác có chết nhưng tâm thức thì không mất.
Khi hơi thở người bệnh không còn nữa tâm thức không phải lúc đó đã rời khỏi thể xác. Vậy ngay khi người bệnh chấm dứt hơi thở tâm thức bao lâu thì rời khỏi thể xác? Nhanh lắm là ngay sau khi mới chết chậm lắm là một hai ngày. Trên thực tế trường hợp nhanh và chậm rất ít xét chung là khoảng từ mười đến mười hai giờ đồng hồ thần thức sẽ rời khỏi thể xác. Đôi khi người bệnh đã chấm dứt hơi thở trong khoảng một vài ngày đột nhiên sống lại việc đó do hai nguyên nhân. Một là thần thức chưa rời khỏi thể xác hai là thần thức đã rời nhưng nhập trở lại.
Căn cứ trên thực tế đã xảy ra, vì thế chúng ta đối với việc lớn lâm chung ngàn vạn lần nên thận trọng. Người đời nhận thức sai lầm cho rằng người bệnh sau khi hơi thở chấm dứt là chết, ngay đó bèn khám nghiệm tử thi va chạm khiến người bệnh phải chịu vô vàn sự thống khổ. Nhân đây, quyển sách nhỏ này sẽ cung cấp các kiến thức thông thường khi lâm chung, để kêu gọi mọi người trong xã hội đối với việc trước và sau khi chết cần nên để ý và làm cho đúng pháp.
Thể xác thì biến hoại nhưng tâm thức không bao giờ mất. Gia đình nên chú trọng tâm thức của người chết, cần làm cách nào để thần thức không thống khổ; cần làm cách nào để có sự an tịnh; thần thức có những nhu cầu gì; cần tiếp dẫn thần thức đi về thế giới nào; cần làm việc gì để thần thức có lợi và tránh những việc gì gây tổn hại cho thần thức... Các vấn đề nêu trên là vô cùng quan trọng.
Người đời tuy có kiền thức sâu rộng nhưng đối với việc lớn lâm chung thì hoàn toàn không biết. Họ thường bảo: “Con người khi hơi thở chấm dứt là chết, chết là hết là đoạn diệt đó là lẽ tự nhiên”. Họ chỉ lo làm cách nào để tang ma to lớn, mọi người khen ngợi mà chẳng quan tâm đến sự lợi ích của người chết. những nhận thức của việc làm nông nỗi này khiến người chết vô cùng bi ai thống khổ, việc làm như thế không phải là người có trí tuệ.
Họ không biết hơi thở tuy không còn nhưng thần thức người chết vẫn chưa rời thể xác, người chết không chỉ còn ở trạng thái hấp hối có cảm giác mà cảm thọ của họ lúc này tột cùng đau đớn như rùa bị lột mai. Do đó, trước khi thần thức chưa rời thể xác người bà con cần đặc biệt quan tâm, nên đem những lời Phật pháp khai thị, với âm thanh trong trẻo dịu dàng để an ủi người bệnh khiến cho tâm họ được an lạc và có chỗ quy hướng.
Cho nên khi người bệnh vừa mới chấm dứt hơi thở, bà con không được di chuyển thân thể không được bi ai khóc lóc khiến thần thức người bệnh phải bi lụy. Đồng thời phải nên để tâm suy nghĩ giờ này thần thức đang ở đâu? Cần biết thần thức sẽ tùy theo nghiệp lực thiện ác để cảm thọ cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc nào? Cần làm cách nào để tiếp độ thần thức ra khỏi ba cõi đạt đến sự an vui Niết bàn tịch tịnh? Những việc này người đời hoàn toàn không hay biết.
Người đời không biết lúc nào thần thức rời khỏi thể xác; không biết xót thương nỗi thống khổ của người chết; không biết tác dụng của việc cứu độ; không biết tẩm liệm đúng cách thức... Nói cách khác, đối với nguời chết việc cần làm thì họ không làm việc không nên làm thì họ lại làm, có thể nói không quá đáng đó là hạng người điên đảo không trí. Đối với vấn đề quan trọng “Chết” họ quy về thái độ bàng quang không hay biết, đã phụ ơn bà con lại phụ ơn hiếu đạo, chỉ làm cho xong việc cam tâm biến thành nhận thức sai lầm, như thế người sống đối với người chết há không phải là quá lạnh lùng hay sao?
Nhân đây, quyển sách này gióng lên những lời kêu gọi thống thiết: “Chết” là việc lớn nhất của đời người, chỉ có y cứ vào Phật pháp mới có được sự nhận thức chính xác mới có được sự lợi ích triệt để đối với người chết. Các vị nhân sĩ nếu có chỗ nào hoài nghi nên thân cận các vị pháp sư để thưa hỏi, không những giải nghi mà còn nâng cao tầm nhận thức làm kiên cố tín tâm. Sự việc liên quan đối với người chết chúng ta không thận trọng hay sao? Nay tôi đem các yếu điểm của việc trước và sau khi lâm chung xin biện giải một cách rõ ràng.
✩ Tên Nhà Phát Hành: Nhà Sách Phật Giáo Thanh Duy
✩ Tác giả: HT Tịnh Không
✩ Nhà xuất bản: NXB Tôn Giáo
✩ Kích thước: 14.5 x 20.5cm
✩ Hình thức: Bìa mềm
✩ Số trang: >50 trang
✩ Năm XB: 2022
Con người vốn do tâm thức và thể xác hòa hợp thành, tâm thức không biến hoại nhưng thể xác thì biến hoại tuân theo quy luật sanh lão bệnh tử. Mỗi khi tâm thức rời khỏi thể xác hơi thở không còn hơi ấm tiêu tan đời sống chấm dứt gọi là chết, sự thật thể xác có chết nhưng tâm thức thì không mất.
Khi hơi thở người bệnh không còn nữa tâm thức không phải lúc đó đã rời khỏi thể xác. Vậy ngay khi người bệnh chấm dứt hơi thở tâm thức bao lâu thì rời khỏi thể xác? Nhanh lắm là ngay sau khi mới chết chậm lắm là một hai ngày. Trên thực tế trường hợp nhanh và chậm rất ít xét chung là khoảng từ mười đến mười hai giờ đồng hồ thần thức sẽ rời khỏi thể xác. Đôi khi người bệnh đã chấm dứt hơi thở trong khoảng một vài ngày đột nhiên sống lại việc đó do hai nguyên nhân. Một là thần thức chưa rời khỏi thể xác hai là thần thức đã rời nhưng nhập trở lại.
Căn cứ trên thực tế đã xảy ra, vì thế chúng ta đối với việc lớn lâm chung ngàn vạn lần nên thận trọng. Người đời nhận thức sai lầm cho rằng người bệnh sau khi hơi thở chấm dứt là chết, ngay đó bèn khám nghiệm tử thi va chạm khiến người bệnh phải chịu vô vàn sự thống khổ. Nhân đây, quyển sách nhỏ này sẽ cung cấp các kiến thức thông thường khi lâm chung, để kêu gọi mọi người trong xã hội đối với việc trước và sau khi chết cần nên để ý và làm cho đúng pháp.
Thể xác thì biến hoại nhưng tâm thức không bao giờ mất. Gia đình nên chú trọng tâm thức của người chết, cần làm cách nào để thần thức không thống khổ; cần làm cách nào để có sự an tịnh; thần thức có những nhu cầu gì; cần tiếp dẫn thần thức đi về thế giới nào; cần làm việc gì để thần thức có lợi và tránh những việc gì gây tổn hại cho thần thức... Các vấn đề nêu trên là vô cùng quan trọng.
Người đời tuy có kiền thức sâu rộng nhưng đối với việc lớn lâm chung thì hoàn toàn không biết. Họ thường bảo: “Con người khi hơi thở chấm dứt là chết, chết là hết là đoạn diệt đó là lẽ tự nhiên”. Họ chỉ lo làm cách nào để tang ma to lớn, mọi người khen ngợi mà chẳng quan tâm đến sự lợi ích của người chết. những nhận thức của việc làm nông nỗi này khiến người chết vô cùng bi ai thống khổ, việc làm như thế không phải là người có trí tuệ.
Họ không biết hơi thở tuy không còn nhưng thần thức người chết vẫn chưa rời thể xác, người chết không chỉ còn ở trạng thái hấp hối có cảm giác mà cảm thọ của họ lúc này tột cùng đau đớn như rùa bị lột mai. Do đó, trước khi thần thức chưa rời thể xác người bà con cần đặc biệt quan tâm, nên đem những lời Phật pháp khai thị, với âm thanh trong trẻo dịu dàng để an ủi người bệnh khiến cho tâm họ được an lạc và có chỗ quy hướng.
Cho nên khi người bệnh vừa mới chấm dứt hơi thở, bà con không được di chuyển thân thể không được bi ai khóc lóc khiến thần thức người bệnh phải bi lụy. Đồng thời phải nên để tâm suy nghĩ giờ này thần thức đang ở đâu? Cần biết thần thức sẽ tùy theo nghiệp lực thiện ác để cảm thọ cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc nào? Cần làm cách nào để tiếp độ thần thức ra khỏi ba cõi đạt đến sự an vui Niết bàn tịch tịnh? Những việc này người đời hoàn toàn không hay biết.
Người đời không biết lúc nào thần thức rời khỏi thể xác; không biết xót thương nỗi thống khổ của người chết; không biết tác dụng của việc cứu độ; không biết tẩm liệm đúng cách thức... Nói cách khác, đối với nguời chết việc cần làm thì họ không làm việc không nên làm thì họ lại làm, có thể nói không quá đáng đó là hạng người điên đảo không trí. Đối với vấn đề quan trọng “Chết” họ quy về thái độ bàng quang không hay biết, đã phụ ơn bà con lại phụ ơn hiếu đạo, chỉ làm cho xong việc cam tâm biến thành nhận thức sai lầm, như thế người sống đối với người chết há không phải là quá lạnh lùng hay sao?
Nhân đây, quyển sách này gióng lên những lời kêu gọi thống thiết: “Chết” là việc lớn nhất của đời người, chỉ có y cứ vào Phật pháp mới có được sự nhận thức chính xác mới có được sự lợi ích triệt để đối với người chết. Các vị nhân sĩ nếu có chỗ nào hoài nghi nên thân cận các vị pháp sư để thưa hỏi, không những giải nghi mà còn nâng cao tầm nhận thức làm kiên cố tín tâm. Sự việc liên quan đối với người chết chúng ta không thận trọng hay sao? Nay tôi đem các yếu điểm của việc trước và sau khi lâm chung xin biện giải một cách rõ ràng.