Sách Xá Lợi Toàn Thân - Bài Pháp Vô Ngôn
2 Đánh Giá
5 Đã Bán
102
81.000 đ
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
thứ hai 02/10/2023 lúc 08:12 CH
XÁ LỢI TOÀN THÂN - BÀI PHÁP VÔ NGÔN
● Nhà xuất bản: NXB Dân Trí
● Đơn vị phát hành: Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức
● Ngày xuất bản: 08/2023
● Tác giả: Trần Đức
● Số trang: 116 trang
● Khổ sách: 13 x 19 cm
Giới thiệu cuốn sách
Chùa Đậu ở Thường Tín - Hà Nội là một địa danh nổi tiếng, là chốn linh thiêng nghìn năm tuổi. Nơi đây ghi dấu sự tu hành đắc đạo của Thiền sư Đạo Chân thế danh Vũ Khắc Minh và Thiền sư Đạo Tâm thế danh Vũ Khắc Trường. Cũng tại nơi này xá lợi toàn thân của hai ngài đã hiện hữu cùng tuế nguyệt suốt 400 năm qua... Từ sự rung động trong lòng, những dòng chữ trong cuốn sách đã được viết ra. Cuốn sách nhỏ không đủ để viết lại lịch sử của ngôi chùa, cũng không đủ sức để khắc họa chân dung về hai vị thiền sư... chỉ men theo dấu chân như có - như không của hai vị thiền sư đã lưu lại nơi đây để dò tìm đôi chút manh mối huyền cơ, để thắp sáng ngọn đuốc tự thân trên hành trình hướng nội.
Không chỉ có tiếng nói của hai thiền sư mà còn có tiếng nói của tổ Bồ Đề Đạt Ma, của Phật hoàng Trần Nhân Tông... đã cất lên từ miền miên viễn vang vọng nơi cuốn sách này. Rồi tất cả tan biến như không có âm thanh nào được cất lên ... chỉ là khoảng không vắng lặng.
Chắc hẳn cuốn sách sẽ không làm hài lòng những ai đi tìm kiếm thông tin về xá lợi toàn thân của hai thiền sư hay nhằm củng cố một niềm tin nào đó, nhưng có thể cuốn sách sẽ hòa điệu cùng bạn hữu tương giao - những con người đang trên hành trình hướng nội, hành trình soi lại bản thân, hành trình trở về.
MỤC LỤC:
Lời mở đầu
PHẦN 1: THÀNH ĐẠO TỰ - CHÙA ĐẬU
Nguồn gốc Tứ pháp và việc thờ nữ thần
Pháp Vũ tại chùa Đậu
Chùa Đậu - có tự bao giờ?
Nơi linh khí hội tụ
PHẦN 2: XÁ LỢI TOÀN THÂN
Xá lợi toàn thân
Sự hi hữu ở thế gian
Khi cơ thể là ánh sáng
Xá lợi toàn thân
Bài pháp bặt dứt vọng niệm
Sa di Vũ Khắc Minh
Ngộ đạo không của riêng ai
Vượt thoát Danh vọng
Bài pháp tùy duyên
Hòa nhập với nhất thể
Bài pháp vô ngôn
LỜI KẾT: Xưa ẩn tu, nay thì sao?
Xá lợi toàn thân - Sự hi hữu ở thế gian
Tương truyền sau khi đức Phật nhập diệt, ngài Ma-ha Ca-diếp tiếp nhận Y bát trở thành tổ thứ nhất của Phật giáo. Y bát mang tính biểu tượng của tâm ấn giác ngộ liên tục được truyền thừa qua các đời chư tổ trên đất Ấn Độ. Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma đã chuyển sang Trung Hoa hoằng pháp và được tôn là Sơ tổ của Thiền tông. Tại đây Y bát tiếp tục được trao truyền, đến Lục tổ Huệ Năng là đời thứ sáu. Lục tổ đã khởi đầu cho thời kỳ hưng thịnh của giáo pháp tại Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam... cụ thể nhiều bậc giác ngộ đã nối tiếp xuất hiện sau đó, tông phái thiền được phát triển rộng khắp. Khi nhập diệt, Lục tổ đã không truyền lại Y bát nữa mà ngài để lại xá lợi toàn thân như một tín vật cho hậu thế. Đến nay xá lợi toàn thân của ngài trải qua hơn 1300 năm vẫn vẹn toàn trong tư thế thiền định như vượt thoát thời gian.
Nối tiếp Lục tổ về sau ở Trung Hoa có thiền sư nổi tiếng và có vai trò rất lớn với thiền tông đó là ngài Thạch Đầu Hi Thiên. Thiền sư chính là người đặt nền tảng cho ba tông: Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn trong ngũ gia tông phái thiền. Thiền sư Hi Thiên khi nhập tịch cũng là trường hợp hi hữu khác để lại xá lợi toàn thân. Đến nay xá lợi của thiền sư đã được hơn 1200 năm. Sau này binh biến, xá lợi của thiền sư được chuyển qua Nhật Bản. Năm 1916 xá lợi toàn thân của ngài được đưa ra công chúng đã gây chấn động không những ở Nhật Bản mà còn cả ở Trung Hoa. Liên tục trong 100 năm tiếp sau đó giới tăng ni Phật tử cũng như chính quyền Trung Quốc nhiều lần trao đổi thương lượng với phía Nhật Bản để xin thỉnh xá lợi toàn thân của ngài hồi hương.
Lịch sử Phật giáo thế giới đến nay ghi nhận một số ít trường hợp người tu hành để lại toàn thân xá lợi. Toàn thân xá lợi của các bậc giác ngộ đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo và là một hiện tướng của giác ngộ lưu lại nơi thế gian này.
Sự tồn tại của xá lợi toàn thân không chỉ tác động mạnh mẽ tới giới tăng ni, Phật tử, tới những người tu đạo giải thoát mà còn thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, của giới khoa học trên toàn thế giới.
Trên đất nước Việt Nam, tại một ngôi chùa cổ, không chỉ có một mà có tới hai hành giả nối tiếp nhau để lại xá lợi toàn thân.
Ngôi chùa trên đất Thường Tín đó trải qua các tên gọi khác nhau: chùa Thành Đạo, chùa Pháp Vũ,... ngày nay tên gọi phổ biến với người dân là chùa Đậu. Nơi đây, thiền sư Vũ Khắc Minh pháp danh Đạo Chân và thiền sư Vũ Khắc Trường pháp danh Đạo Tâm đã tu hành và để lại xá lợi toàn thân gần 400 năm qua. Xá lợi toàn thân của hai thiền sư là minh chứng sống động về sự tu hành chứng đắc.
* Tác giả Trần Đức vốn là người khao khát học hỏi và trăn trở về đời sống tinh thần, gần đây anh đã tình cờ được tham dự vào công tác duy tu bảo quản hai bức xá lợi toàn thân tại chùa Đậu. Kinh ngạc trước sự huyền bí mà hai bức xá lợi toàn thân của hai vị thiền sư, anh đã tự mình đi tìm hiểu sâu hơn về hành trạng của hai cụ, rồi cảm tác mà viết lên cuốn sách Bài Pháp Vô Ngôn.
● Nhà xuất bản: NXB Dân Trí
● Đơn vị phát hành: Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức
● Ngày xuất bản: 08/2023
● Tác giả: Trần Đức
● Số trang: 116 trang
● Khổ sách: 13 x 19 cm
Giới thiệu cuốn sách
Chùa Đậu ở Thường Tín - Hà Nội là một địa danh nổi tiếng, là chốn linh thiêng nghìn năm tuổi. Nơi đây ghi dấu sự tu hành đắc đạo của Thiền sư Đạo Chân thế danh Vũ Khắc Minh và Thiền sư Đạo Tâm thế danh Vũ Khắc Trường. Cũng tại nơi này xá lợi toàn thân của hai ngài đã hiện hữu cùng tuế nguyệt suốt 400 năm qua... Từ sự rung động trong lòng, những dòng chữ trong cuốn sách đã được viết ra. Cuốn sách nhỏ không đủ để viết lại lịch sử của ngôi chùa, cũng không đủ sức để khắc họa chân dung về hai vị thiền sư... chỉ men theo dấu chân như có - như không của hai vị thiền sư đã lưu lại nơi đây để dò tìm đôi chút manh mối huyền cơ, để thắp sáng ngọn đuốc tự thân trên hành trình hướng nội.
Không chỉ có tiếng nói của hai thiền sư mà còn có tiếng nói của tổ Bồ Đề Đạt Ma, của Phật hoàng Trần Nhân Tông... đã cất lên từ miền miên viễn vang vọng nơi cuốn sách này. Rồi tất cả tan biến như không có âm thanh nào được cất lên ... chỉ là khoảng không vắng lặng.
Chắc hẳn cuốn sách sẽ không làm hài lòng những ai đi tìm kiếm thông tin về xá lợi toàn thân của hai thiền sư hay nhằm củng cố một niềm tin nào đó, nhưng có thể cuốn sách sẽ hòa điệu cùng bạn hữu tương giao - những con người đang trên hành trình hướng nội, hành trình soi lại bản thân, hành trình trở về.
MỤC LỤC:
Lời mở đầu
PHẦN 1: THÀNH ĐẠO TỰ - CHÙA ĐẬU
Nguồn gốc Tứ pháp và việc thờ nữ thần
Pháp Vũ tại chùa Đậu
Chùa Đậu - có tự bao giờ?
Nơi linh khí hội tụ
PHẦN 2: XÁ LỢI TOÀN THÂN
Xá lợi toàn thân
Sự hi hữu ở thế gian
Khi cơ thể là ánh sáng
Xá lợi toàn thân
Bài pháp bặt dứt vọng niệm
Sa di Vũ Khắc Minh
Ngộ đạo không của riêng ai
Vượt thoát Danh vọng
Bài pháp tùy duyên
Hòa nhập với nhất thể
Bài pháp vô ngôn
LỜI KẾT: Xưa ẩn tu, nay thì sao?
Xá lợi toàn thân - Sự hi hữu ở thế gian
Tương truyền sau khi đức Phật nhập diệt, ngài Ma-ha Ca-diếp tiếp nhận Y bát trở thành tổ thứ nhất của Phật giáo. Y bát mang tính biểu tượng của tâm ấn giác ngộ liên tục được truyền thừa qua các đời chư tổ trên đất Ấn Độ. Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma đã chuyển sang Trung Hoa hoằng pháp và được tôn là Sơ tổ của Thiền tông. Tại đây Y bát tiếp tục được trao truyền, đến Lục tổ Huệ Năng là đời thứ sáu. Lục tổ đã khởi đầu cho thời kỳ hưng thịnh của giáo pháp tại Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam... cụ thể nhiều bậc giác ngộ đã nối tiếp xuất hiện sau đó, tông phái thiền được phát triển rộng khắp. Khi nhập diệt, Lục tổ đã không truyền lại Y bát nữa mà ngài để lại xá lợi toàn thân như một tín vật cho hậu thế. Đến nay xá lợi toàn thân của ngài trải qua hơn 1300 năm vẫn vẹn toàn trong tư thế thiền định như vượt thoát thời gian.
Nối tiếp Lục tổ về sau ở Trung Hoa có thiền sư nổi tiếng và có vai trò rất lớn với thiền tông đó là ngài Thạch Đầu Hi Thiên. Thiền sư chính là người đặt nền tảng cho ba tông: Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn trong ngũ gia tông phái thiền. Thiền sư Hi Thiên khi nhập tịch cũng là trường hợp hi hữu khác để lại xá lợi toàn thân. Đến nay xá lợi của thiền sư đã được hơn 1200 năm. Sau này binh biến, xá lợi của thiền sư được chuyển qua Nhật Bản. Năm 1916 xá lợi toàn thân của ngài được đưa ra công chúng đã gây chấn động không những ở Nhật Bản mà còn cả ở Trung Hoa. Liên tục trong 100 năm tiếp sau đó giới tăng ni Phật tử cũng như chính quyền Trung Quốc nhiều lần trao đổi thương lượng với phía Nhật Bản để xin thỉnh xá lợi toàn thân của ngài hồi hương.
Lịch sử Phật giáo thế giới đến nay ghi nhận một số ít trường hợp người tu hành để lại toàn thân xá lợi. Toàn thân xá lợi của các bậc giác ngộ đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo và là một hiện tướng của giác ngộ lưu lại nơi thế gian này.
Sự tồn tại của xá lợi toàn thân không chỉ tác động mạnh mẽ tới giới tăng ni, Phật tử, tới những người tu đạo giải thoát mà còn thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, của giới khoa học trên toàn thế giới.
Trên đất nước Việt Nam, tại một ngôi chùa cổ, không chỉ có một mà có tới hai hành giả nối tiếp nhau để lại xá lợi toàn thân.
Ngôi chùa trên đất Thường Tín đó trải qua các tên gọi khác nhau: chùa Thành Đạo, chùa Pháp Vũ,... ngày nay tên gọi phổ biến với người dân là chùa Đậu. Nơi đây, thiền sư Vũ Khắc Minh pháp danh Đạo Chân và thiền sư Vũ Khắc Trường pháp danh Đạo Tâm đã tu hành và để lại xá lợi toàn thân gần 400 năm qua. Xá lợi toàn thân của hai thiền sư là minh chứng sống động về sự tu hành chứng đắc.
* Tác giả Trần Đức vốn là người khao khát học hỏi và trăn trở về đời sống tinh thần, gần đây anh đã tình cờ được tham dự vào công tác duy tu bảo quản hai bức xá lợi toàn thân tại chùa Đậu. Kinh ngạc trước sự huyền bí mà hai bức xá lợi toàn thân của hai vị thiền sư, anh đã tự mình đi tìm hiểu sâu hơn về hành trạng của hai cụ, rồi cảm tác mà viết lên cuốn sách Bài Pháp Vô Ngôn.